Trừng phạt bằng bạo lực đối với trẻ em

Trừng phạt bằng bạo lực đối với trẻ em là hành động của cha mẹ, thầy cô hoặc người giám hộ hợp pháp khác cố ý gây đau đớn về thể xác hay khó chịu cho một đứa trẻ nhỏ để đáp ứng với một số hành vi không được chấp nhận của trẻ em. Trừng phạt thân thể trẻ em thường có dạng như đánh vào đít hay tát một đứa trẻ hay đánh nó dùng dây nịt, dép, gậy..., cũng có thể bao gồm lắc, véo, bắt nuốt các chất, hoặc ép buộc trẻ em đứng ở các vị trí không thoải mái.Xã hội chấp nhận các biện pháp trừng phạt thân thể rất cao ở những nước mà nó vẫn còn hợp pháp. Trong nhiều nền văn hóa, các bậc cha mẹ theo truyền thống được xem là có quyền, nếu không phải là nhiệm vụ, để trừng phạt bằng bạo lực trẻ em có hành động không tốt để giảng dạy chúng ứng xử cho thích đáng. Các nhà nghiên cứu, mặt khác, chỉ ra, rằng sự trừng phạt thường có tác dụng ngược lại, dẫn đến hành vi hung hăng ở trẻ em và ít vâng lời dài hạn. Các hiệu ứng có hại khác: như trầm cảm, lo lắng, hành vi chống đối xã hội, và gia tăng nguy cơ lạm dụng bạo lực, cũng có liên quan đến việc sử dụng các biện pháp trừng phạt thân thể của cha mẹ. Bằng chứng cho thấy đánh đòn và các trừng phạt thể chất khác, trong khi trên danh nghĩa cho mục đích kỷ luật, không được nhất quán áp dụng, thường được được sử dụng khi cha mẹ tức giận hoặc bị căng thẳng. Những hình thức nghiêm trọng của sự trừng phạt thân thể, bao gồm đá, cắn, làm bỏng, và đốt, cũng là những việc lạm dụng trẻ em bất hợp pháp.Các cơ quan nhân quyền quốc tế và hiệp ước: chẳng hạn như Ủy ban về quyền trẻ em, Hội đồng châu Âu, và các Ủy ban Nhân quyền liên Mỹ đã ủng hộ để chấm dứt tất cả các hình thức trừng phạt thân thể, biện luận nó vi phạm nhân phẩm của trẻ em và quyền toàn vẹn cơ thể. Nhiều pháp luật hiện hành chống lại bạo hành, đánh đập, và việc lạm dụng trẻ em loại ra việc trừng phạt thể chất "hợp lý" của cha mẹ, một bào chữa bắt nguồn từ thông luật và đặc biệt luật pháp nước Anh. Trong thời kỳ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, một số nước đã bắt đầu loại bỏ bảo vệ pháp lý cho việc người giám hộ sử dụng nhục hình, tiếp theo là các lệnh cấm hoàn toàn trên thực tế. Hầu hết các lệnh cấm này là một phần của pháp luật dân sự và do đó không áp đặt hình phạt hình sự, trừ khi một cáo buộc hành hung và đánh đập là hợp lý. Kể từ năm 1979 khi Thụy Điển cấm tất cả các biện pháp trừng phạt bằng bạo lực đối với trẻ em, số lượng các quốc gia ban hành lệnh cấm tương tự, gia tăng, đặc biệt là sau khi Công ước về Quyền của trẻ em được quốc tế chấp nhận và thực hiện. Tuy nhiên, nhục hình đối với trẻ em trong gia đình vẫn còn hợp pháp ở hầu hết mọi nơi trên thế giới.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trừng phạt bằng bạo lực đối với trẻ em http://cwrp.ca/node/1008 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12734459 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/9521967 http://pediatrics.aappublications.org/cgi/pmidlook... //doi.org/10.1067%2Fmph.2003.18 http://www.phoenixchildrens.org/sites/default/file... http://www.unicef.org/violencestudy/3.%20World%20R... http://www.unviolencestudy.org/ http://resourcecentre.savethechildren.se/library/i... http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20161123/ai-noi-my-...